Trước tình trạng giá xăng dầu tăng liên tục, nhiều người đã lựa chọn chuyển sang đi xe đạp. Việc đạp xe tưởng chừng rất dễ dàng nhưng để sử dụng làm phương tiện di chuyển chính hoặc phương tiện tập thể thao lại không hề đơn giản. Hãy cùng Protec tìm hiểu một số điều cần chú ý để đạp xe một cách hiệu quả và an toàn.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mũ bảo hiểm xe đạp
Lựa chọn mẫu xe đạp phù hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng xe đạp đến từ các thương hiệu khác nhau. Mỗi hãng xe sẽ có giá cả cũng như ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu và tham khảo thật kỹ để chọn cho mình một mẫu xe phù hợp. Trước tiên hãy xác định rõ mục tiêu của bạn khi dùng xe đạp: sử dụng xe đạp là để di chuyển chính hay chỉ để đi những quãng đường ngắn, dùng trong sinh hoạt hàng ngày hay dùng để luyện tập thể thao, di chuyển trên đường bằng hay địa hình phức tạp?…
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, bạn có thể lọc ra một số thương hiệu hoặc dòng xe nhất định phù hợp với chiếc xe bạn đang tìm kiếm. Tiếp đó, hãy lên danh sách những tiêu chí mà bạn mong muốn tùy theo nhu cầu và sở thích như: Giá cả, màu sắc, kiểu dáng, các phụ kiện như đèn, chuông, giỏ xe, yên sau, móc bình nước,…
Nếu bạn đã chọn được 1 vài mẫu xe phù hợp nhưng vẫn còn băn khoăn, hãy hỏi ý từ những người có kinh nghiệm trên các diễn đàn hoặc hội nhóm về xe đạp, hàng tiêu dùng… Đặc biệt, hãy luôn lựa chọn những đơn vị có chế độ bảo hành rõ ràng, uy tín.
Chuẩn bị sức khỏe và lộ trình phù hợp
Nếu bạn là “người mới” trong việc đạp xe, đừng nên đạp quá xa và quá sức ngay khi bắt đầu mà hãy chuẩn bị cho mình một lộ trình phù hợp. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng xe đạp làm phương tiện chính hoặc phương tiện tập thể thao và cần di chuyển trên những cung đường dài, trước hết hãy xem xét đến sức khỏe của bản thân, nhất là về các chức năng hô hấp, tim, phổi,… Ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, hãy tính đến các biện pháp dự phòng như mang theo nước, thuốc, kẹo,… để phòng trường hợp bị tụt huyết áp hay hạ đường huyết đột ngột. Lên cho mình một lộ trình theo độ khó tăng dần để cơ thể có thể thích nghi với việc vận động trong khoảng thời gian dài. Một chi tiết nhỏ nhưng cũng quan trọng không kém, đó là tập những bài khởi động nhẹ và giãn cơ đơn giản trước khi đạp xe để tránh chuột rút, căng cơ, hay các chấn thương khác.
Chuẩn bị lộ trình phù hợp cho quá trình đạp xe của bạn
Ngoài ra, bạn không nên đạp xe quá lâu mà hãy dừng giải lao sau mỗi 30’ đạp xe. Nguyên nhân là khi đạp xe thì các bộ phận trên cơ thể sẽ chịu áp lực lớn, đặc biệt là xương chậu, đùi, vai, hông, khớp gối, cơ quan sinh dục,… Nếu liên tục tạo áp lực lên các bộ phận này trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra những tác hại khôn lường.
Đạp xe là một cách thức vận động tốt cho sức khỏe, nhưng nó chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn biết cách cân đối với sức khỏe của bản thân cũng như có phương pháp luyện tập khoa học.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Giống như các môn thể thao khác, đi xe đạp cũng yêu cầu những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái. Không nên mặc quần áo quá bó hay quá chật vì sẽ càng làm bạn cảm thấy khó chịu, khó vận động và mau xuống sức. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên mặc quần áo rộng thùng thình khi đạp xe, tránh mặc quần hoặc váy quá dài sẽ khiến gấu quần dễ bị mắc vào xích xe. Bên cạnh đó, lựa chọn một đôi giày vừa vặn, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi đạp xe.
Đội mũ bảo hiểm xe đạp
Hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có quy định về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy, vì vậy đa số mọi người còn chưa có khái niệm đội mũ bảo hiểm xe đạp. Tuy nhiên việc đội mũ bảo hiểm không phải là để “đối phó” với luật giao thông mà là để bảo vệ an toàn cho chính bản thân bạn trước những nguy cơ va chạm. Đặc biệt với tình hình giao thông hiện tại ở Việt Nam, phần lớn các cung đường trong đô thị đều là làn đường hỗn hợp dành cho ô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ,… nguy cơ xảy ra va chạm nghiêm trọng cũng cao hơn. Vì vậy dù đi xe đạp, bạn cũng nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Hãy lựa chọn cho mình một chiếc nón bảo hiểm vừa vặn, có chất lượng tốt và thiết kế phù hợp với mục tiêu đạp xe của bạn. Xem thêm: Những lưu ý khi lựa chọn mũ bảo hiểm xe đạp.
Đội mũ bảo hiểm xe đạp để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ va chạm
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các mẫu mũ bảo hiểm xe đạp chất lượng cao trong khoảng giá từ 300.000 đến 500.000đ của Protec tại đây.
Tuân thủ Luật giao thông
Tuân thủ đúng luật An toàn giao thông đường bộ cũng là một điều quan trọng cần cân nhắc khi tham gia giao thông bằng xe đạp. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đạp xe thì không cần quan tâm luật giao thông. Nhưng thực tế thì không phải vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ các quy định hiện hành để không phạm luật cũng như giữ an toàn cho bản thân. Những lỗi cơ bản mà người đi xe đạp thường gặp như: rẽ phải khi không được phép, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều, chạy xe ban đêm mà không có đèn hoặc vật phản quang, quay đầu xe trong hầm đường bộ,…
Bên cạnh đó, hãy chú ý quan sát các biển báo giao thông trên đường đi để tránh đi nhầm vào làn đường của phương tiện khác hoặc đi nhầm lên cầu cao tốc, không dùng tai nghe khi đang di chuyển, luôn quan sát trước khi rẽ và có tín hiệu xin rẽ,…
Đạp xe không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tiết kiệm chi phí và góp phần giảm thiểu khí thải ra môi trường. Hy vọng với những lưu ý trên đây bạn sẽ có những trải nghiệm tốt nhất khi lựa chọn hình thức di chuyển bằng xe đạp.
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét